cách đo cấp độ mì cay

BẠN CÓ PHẢI LÀ "THÁNH ĂN CAY"? CẤP ĐỘ CAY NÀO DÀNH CHO BẠN?

BẠN CÓ PHẢI LÀ “THÁNH ĂN CAY”?  CẤP ĐỘ CAY NÀO DÀNH CHO BẠN?

“Thiếu ớt thế gian là vô vị,

Ớt quá nhiều phá hủy mọi giác quan”.

          Không ít người trong chúng ta “mê mẩn” cảm giác xuýt xoa, chảy nước mắt khi ăn món cay, nóng. Dường như càng ăn cay, họ cảm thấy món ăn càng trở nên ngon miệng và hấp dẫn hơn bao giờ. Không thể không kể đến trào lưu mì cay vẫn chưa hề hạ nhiệt, bằng chứng là hàng loạt các tiệm mì cay mọc lên như “nấm sau mưa”. Các loại mì cay Hàn Quốc cũng đang làm giới trẻ phát sốt, đua nhau lùng mua cho bằng được nhưng mấy ai thật sự quan tâm đến cấp độ cay của nó? Để mình nói cho các bạn biết nhé! Cấp độ cay không thể đánh giá đơn thuần bằng cách quy mỗi cấp độ tương đương với một quả ớt. Con người cảm nhận được vị cay do hàm lượng chất hóa học capsaicin tác động lên đầu lưỡi và truyền đến các dây thần kinh vị giác. Dựa theo đó, vào năm 1912, Wilbur Scoville- một nhà hóa học Mỹ đã đưa ra bảng đo độ cay (SHU) với trên 20 cấp độ, về sau ngành ẩm thực đơn giản hóa độ cay bằng 10 cấp độ.

          Chúng ta chỉ nên thử nghiệm từ mức độ thấp nhất và tăng lên dần theo khả năng của bản thân. Cùng “nghía” qua bảng đo cấp độ cay dưới đây nào.

                                                       (Bảng đo cấp độ cay từ 1 đến 10- Tổng hợp từ Internet)

           Có thể nói, mì cay cấp độ 7 đã đem đến thử thách tột độ cho giới trẻ thời gian qua. Tuy nhiên đó vẫn chưa phải là đỉnh điểm đâu ạ. Độ cay cấp 10 được mô tả là có thể tàn phá mọi giác quan. Các bạn nên “thuộc nằm lòng” bảng đo độ cay để tránh tổn thương dạ dày cũng như những bộ phận khác khi thưởng thức mì cay nhé.

 Nancy

(Nguồn: Tổng Hợp)

Call Now